Em và chồng cưới nhau không đăng ký kết hôn. Có một số tài sản chung. Bây giờ ra tòa ly hôn không được thì phải kiện thế nào để chia tài sản chung?
- Căn cứ pháp lý:
Bộ luật dân sự 2015;
Luật hôn nhân và gia đình 2014;
- Giải đáp:
Căn cứ theo Điều 16, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Nếu đã áp dụng nhiều phương thức thương lượng, hòa giải giữa hai vợ chồng mà không thể thỏa thuận được thì 1 trong 2 bên có thể khởi kiện chia tài sản chung ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để đề nghị Tòa án phân chia tài sản.
Thủ tục khởi kiện bao gồm:
Hồ sơ khởi kiện
Để tiến hành khởi kiện phân chia tài sản, bên yêu cầu chia tài sản phải tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
- Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp phân chia tài sản;
- Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp Bản sao hợp lệ các loại giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người yêu cầu phân chia tài sản.
Nội dung của đơn khởi kiện dựa trên Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Thông tin của nguyên đơn, bị đơn và những người có lợi ích liên quan: tên, nơi cư trú, nơi làm việc, số điện thoại, fax hoặc địa chỉ thư điện tử;
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Trình tự, thủ tục khởi kiện
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ đã nêu ở phần trên, nguyên đơn tiến hành nộp đơn cho Tòa án qua các cách như nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện. Khi nhận được đơn thì Tòa án sẽ tiến hành xem xét đơn khởi kiện:
- Tòa án xem xét đơn khởi kiện trong vòng 03 ngày;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện và ra một trong số các quyết định: yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nếu đơn khởi kiện chưa hợp lệ; thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện và nêu rõ lý do.
- Sau khi ra quyết định, Tòa án thông báo với người nộp đơn để người nộp đơn có thể bổ sung hồ sơ khởi kiện hoặc tiến hành đóng án phí.
- Sau khi vụ án được thụ lý (người nộp đơn đã đóng án phí), Tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý.
- Sau nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án.
- Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và mẫu đơn khiếu nại hành chính năm 2024
- Giấy khai sinh, đăng ký kết hôn bị cháy có làm lại được không?
- Mẹ mất thì bố có một mình sang tên đất của bố mẹ cho người khác được không?
- Vay của FE với lãi suất 3%/tháng có bị vượt trần không?
- Mua bán tiền giả có phạm tội gì không?