Đánh nhau gây thương tích, người bị hại đã rút đơn thì có bị đi tù không?

Em và nhóm bạn có xảy ra xô xát với một nhóm người. Hai bên lời qua tiếng lại và đã lao vào đánh nhau. Bên kia có người bị bên em dánh gây thương tích 32%. Gia đình em đã đến bồi thường và xin lỗi người bị đánh, gia đình họ cũng rút đã rút đơn bãi nại. Vậy cho em hỏi công an có đưa e ra

Khoản 1 và khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bồ sung năm 2017) có quy định như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;”

Đồng thời Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

  1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
  2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
  3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Dựa vào căn cứ trên và những tình tiết bạn cung cấp thì hành vi của bạn nếu gây thương tích dướ 30% thì sẽ chỉ bị truy tố nếu có yêu cầu của người bị hại. Tuy nhiên, bạn đã gây thương tích trên 30% thì sẽ rơi vào khoản 2 điều 134 và không thuộc trường hợp chỉ truy tố theo yêu cầu của người bị hại. Cơ quan nhà nước hoàn toàn có quyền bị truy tố bạn theo quy dịnh tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và việc khởi tố vụ án đối với tội danh trên không phụ thuộc vào yêu cầu của người bị hại. Khi đó, việc người bị hai rút đơn chỉ là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chứ không được coi là căn cứ để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề: