Công ty bạn đang sử dụng Giáo viên Yoga, Giáo viên ngoại ngữ, Chuyên gia, Giám đốc…. có quốc tịch nước ngoài và đang loay hoay tìm hiểu quy định của pháp luật về quy định cho phép họ được sinh sống và làm việc tại Việt Nam? Với đội ngũ chuyên viên lâu năm trong lĩnh vực này, chúng tôi xin giải đáp tất cả các vấn đề pháp lý đối với lao động nước ngoài tại Việt Nam như sau.
1.Quy định về làm việc tại Việt Nam
Một trong những điều kiện tiên quyết cho phép người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam đó là phải có Giấy phép lao động. Công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ. Người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài mà không có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Qua đó có thể thấy, nếu không xin Giấy phép lao động thì không những người lao động nước ngoài bị phạt mà chính người sử dụng lao động cũng sẽ bị xử phạt theo quy định.
1.1. Các đối tượng phải cấp giấy phép lao động
a) Thực hiện hợp đồng lao động;
b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
đ) Chào bán dịch vụ;
e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
g) Tình nguyện viên;
h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
1.2.Điều kiện cấp giấy phép lao động
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
b) Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
c) Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
d) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
e) Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.
1.3.Hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động
a) Đơn đề nghị theo mẫu.
b) Công văn chấp thuận của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
c) Phiếu lý lịch tư pháp.
d) Giấy khám sức khỏe.
e) Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
g) 02 ảnh 4×6 nền trắng.
h) Hộ chiếu còn giá trị đi lại quốc tế.
Giáo viên Yoga thực hiện xin Giấy phép lao động tại Hà Nội
2.Quy định về tạm trú tại Việt Nam
Đối với các công dân nước ngoài là người lao động thuộc các trường hợp trên. Sau khi được cấp Giấy phép lao động với thời hạn không quá 02 năm sẽ được cấp Thẻ tạm trú có giá trị tương ứng.
Người có thẻ tạm trú sẽ được xuất nhập cảnh Việt Nam nhiều lần mà không cần phải xin thị thực (visa).
Hồ sơ để cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài trong trường hợp là lao động, như sau:
a) Đơn đề nghị theo mẫu.
b) Công văn đề nghị của đơn vị quản lý lao động.
c) Công văn bảo lãnh của đơn vị quản lý lao động.
d) Hộ chiếu gốc của người lao động.
e) 02 ảnh 2×3 nền xanh.
f) Biên lai nộp lệ phí theo quy định.
g) Bản sao Giấy phép lao động.
h) Phiếu đăng ký tạm trú tại công an phường nơi tạm trú trước đó.
Thời gian cấp: 05 ngày làm việc theo quy định của Bộ Công an
3.Dịch vụ tại Công ty Luật Vilaco
a) Tận tình tư vấn và hoàn toàn miễn phí.
b) Cung cấp hồ sơ miễn phí nếu khách hàng có nhu cầu.
c) Giá cả hợp lý nếu khách hàng muốn sử dụng dịch vụ.
d) Khách hàng không cần đi lại.
e) Đúng hẹn