Đánh nhau, xô xát vô tình hủy hoại tài sản của người khác có phạm tội gì không?

Em và ông hàng xóm cãi nhau. Trong lúc nóng nảy, e có dùng xăng tạt vào ông hàng xóm rồi châm lửa đốt. Ông hàng xóm bị cháy gây thương tật 42%, ngoài ra nhiều đồ đạc trong nhà ông ta cũng bị bắt lửa cháy. Em đã bồi thường cho bên họ và hai bên cũng hòa giải nhưng giờ bên công an nhiều lần gọi điện dọa sẽ truy tố em tội cố ý gây thương tích và hủy hoại tài sản. Vậy cho em hỏi, em có thể bị truy tố về hai tội trên không?

Nội dung tư vấn

Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về Tội cố ý gây thương tích như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;”

Bên cạnh đó, theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì: Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Như vậy, đối với Tội cố ý gây thương tích thì khi phạm tội rơi vào Khoản 2 của Điều luật sẽ không áp dụng quy định về khởi tố theo yêu cầu của bị hại, ở đây bạn gây thương tật 42% nên gia đình bị hại dù không có đơn yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền vẫn khởi tố vụ án. Việc bạn tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại sẽ là căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, đối với tài sản bị hư hại (đồ đạc trong nhà bị cháy…)  cần xác định xem giá trị tài sản là bao nhiêu và hành vi gây thiệt hại ở đây là lỗi cố ý hay vô ý. Trường hợp của bạn là lỗi do lỗi vô ý nên không cấu thành tội hủy hoại tài sản. Tuy nhiên bạn phải bồi thường theo pháp luật dân sự. Cụ thể Điều 589 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

  1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  4. Thiệt hại khác do luật quy định.