Đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài như thế nào?

Đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài như thế nào

Những năm gần đây, số lượng lao động nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp tại Việt Nam không ngừng tăng, tuy nhiên họ là đối tượng lao động đặc biệt nên chế độ bảo hiểm xã hội, an toàn lao động…cũng có nhiều khác biệt so với người lao động Việt Nam. Vì vậy, mức Đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài như thế nào, thủ tục Đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài như thế nào? Bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn đầy đủ cho quý doanh nghiệp để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Văn bản pháp luật điều chỉnh

Hiện nay, quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định 143/2018/NĐ-CP bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động nước ngoài làm ở Việt Nam. Đây là hai văn bản pháp luật chính quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài.

Người nước ngoài nào được đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam?

Theo quy định, Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam. Trừ trường hợp họ là những người lao động theo diện di chuyển nội bộ và người đủ tuổi nghỉ hưu.

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người nước ngoài là bao nhiêu?

Mức đóng, từ ngày 1/12/2018, người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Từ ngày 1/1/2022, người sử dụng lao động hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người lao động hằng tháng đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền lương tháng đóng BHXH được quy định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Cũng từ ngày 1/12/2018, người lao động là người nước ngoài thuộc đối tượng tham gia BHXH thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc gồm chế độ ốm đau, chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động và Nghị định số 37/2016/NĐ-CP.

Trình tự thủ tục đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài thế nào?

Trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội và trình tự, thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện theo trình tự, thủ tục đối với lao động Việt Nam và thực hiện theo quy định tại Chương VII của Luật bảo hiểm xã hội; Điều 57, 58, 59, 60, 61 và 62 của Luật an toàn, vệ sinh lao động; Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 9, 10, 13, 14, 17, 18, 21, 22, 25 và Điều 26 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP trừ quy định tại khoản 3 Điều này và Điều 16 của Nghị định này.

Người lao động nước ngoài được hưởng những chế độ gì khi tham gia bảo hiểm xã hội tại Việt nam?

Ngoài những chế độ giống như người Việt Nam, thì Từ ngày 1/1/2022, ngoài các chế độ BHXH, người lao động còn được hưởng các chế độ: Chế độ hưu trí và tử tuất theo quy định của Luật BHXH; các trường hợp hưởng BHXH một lần; thực hiện chuyển đổi chế độ BHXH đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng không còn cư trú tại Việt Nam. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng khi không tiếp tục cư trú tại Việt Nam có thể ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH. Người lao động được hưởng trợ cấp một lần nếu có nguyện vọng.