Liên hệ tư vấn pháp luật miễn phí: 097 518 9938
Năm 2019, bà Nguyễn Thị Kim H bán căn nhà tại quận X, thành phố Hà Nội cho ông Phạm Thành Tiến T, giá thỏa thuận mua bán 3,7 tỉ đồng; thanh toán làm 2 đợt như sau:
– Đợt 1, trong ngày 8.2.2019, hai bên đến Phòng Công chứng ký tên, lăn tay vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà thì ông Thịnh sẽ thanh toán cho bà Hồng 2 tỉ đồng
– Đợt 2, Hai bên đã thỏa thuận rằng: sau khi ông Thịnh nhận được Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) đứng tên ông Thịnh thì sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại là 1 tỷ 700 triệu đồng.
Ngày 06/9/2019 khi biết ông Phạm Tiến T đã lấy được Sổ đỏ đứng tên mình, bà Hồng liền đến tìm và yêu cầu ông Thịnh thanh toán nốt số tiền nhận chuyển nhượng nhưng bị ông Thịnh từ chối với lý do là ông đã thanh toán đủ cho bà toàn bộ số tiền nhận chuyển nhượng nêu trên.
Quá bức xúc, bà H đã đến Văn phòng công chứng để trình bày sự việc và yêu cầu công chứng viên hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ký với ông Thịnh nhưng bị Công chứng viên từ chối với lý do: Công chứng viên chỉ kiểm tra tính hợp pháp giấy tờ tùy thân, Giấy chứng nhận; giải thích rõ quyền lợi, nghĩa vụ tiếp theo của các bên và hậu quả pháp lý. Sau khi đọc, hiểu, các bên sẽ ký và ghi rõ đã đọc và đồng ý. Còn việc một trong các bên thỏa thuận về thanh toán tiền chuyển nhượng hoàn toàn là do sự tự nguyện của hai bên. Công chứng viên không thể can thiệp.
Bàn luận về cấn đề này, Luật Vilaco đưa ra nhận định như sau: “Về nguyên tắc, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng, chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng hoặc các giao dịch dân sự khác bằng văn bản… Do đó khi hai bên đồng ý ký tên, điểm chỉ và đồng với hợp đồng chuyển nhượng thì công chứng viên sẽ chứng nhận và cho phát hành Hợp đồng. Từ đó tiền hành các thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật, đồng thời công chứng viên không nhất thiết phải quan tâm tới việc hợp đồng đó được thực hiện thế nào? Thanh toán tiền có đúng theo thỏa thuận hay không?”
Qua trường hợp này có thể thấy giá trị của thừa phát lại là hết sức quan trọng. Khi Hai bên có yêu cầu, Thừa Phát Lại sẽ lập vi bằng ghi nhận chi tiết, chính xác thỏa thuận về nghĩa vụ thanh toán giữa hai bên. Vi Bằng là văn bản do Thừa Phát Lại lập, ghi nhận các sự kiện, hành vi do Thừa Phát lại trực tiếp chứng kiến. Khi một trong hai bên không thực hiện đúng theo các thỏa thuận thì bên còn lại có thể sử dụng vi bằng để khởi kiện ra tòa án. Lúc này vi bằng có giá trị là một chứng cứ mà không cần chứng minh, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người khi tham gia giao dịch. Do đó nếu bà H sớm biết đến việc yêu cầu Thừa Phát Lại lập Vi Bằng thì giờ đây bà H hoàn toàn có đủ căn cứ để khởi kiện tới tòa án yêu cầu ông Thịnh phải trả đầy đủ số tiền còn thiếu.
Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline hiện trên màn hình! Xin cảm ơn!