Thời hạn tạm giam để điều tra theo quy định hiện nay

Luật sư cho hỏi thời hạn tạm giam là bao lâu? Trường hợp nào thì được phép tạm giam?

TRẢ LỜI:

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Thứ nhất, thời hạn tạm giam được xác định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điều 173 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:

Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra

1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.”

Bên cạnh đó, đối với các vụ án phức tạp thì Cơ quan điều tra sẽ trình bày văn bản yêu cầu Viện Kiểm sát sẽ gia hạn thêm thời gian để tạm giam các đối tượng liên quan để điều tra với thời hạn được quy định tại khoản 2 điều 173 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Thứ hai, trường hợp nào cơ quan điều tra được phép tạm giam?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:

Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn

1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.”

Vậy nên, cơ quan có thẩm quyền chỉ áp dụng các biện pháp bắt giữ người khi:

  • Muốn kịp thời ngăn chặn tội phạm
  • Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử
  • Khi có căn cứ cho rằng người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội
  • Đảm bảo cho thi hành án.

 

 

Bài viết cùng chủ đề: