Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại đã quy định về quy trình về triển khai và thực hiện một cách lần lượt từ việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến việc xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại. Đồng thời cũng quy định trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến chất thải nguy hại, từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các tổ chức, cá nhân. Cụ thể là:
*) Việc quản lý chất thải nguy hại phải được lập hồ sơ và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (Điều 90 Luật bảo vệ môi trường năm 2014).
*) Việc phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại phải được tiến hành theo hai cách: Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận thu gom chất thải nguy hại (Điều 91 Luật BVMT 2014)
*) Việc vận chuyển chất thải nguy hại phải bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông quy định. Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại phải chịu trách nhiệm về tình trạng rò rỉ, rơi vãi xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ (Điều 92 Luật BVMT 2014).
*) Việc xử lý chất thải nguy hại phải tiến hành bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hóa học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại để đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường. (Điều 93 Luật BVMT 20014).
*) Việc thải bỏ, chôn lấp chất thải nguy hại còn lại sau khi xử lý phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường (Điều 94 Luật BVMT 2014; điều 19, 20, 21, 23 nghị định 38/2015 về quản lý chất thả và phế liệu)
Do chất thải nguy hại tường có nguồn gốc phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên pháp luật bảo vệ môi trường cũng quy định trách nhiệm của nhiều loại cơ quan trong việc quản lý chất thải nguy hại. Cụ thể:
*) Bộ tài nguyên và môi trường thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về chất thải nguy hại trong phạm vi toàn quốc; chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các hoạt động quản lý
*) Bộ xây dựng có trách nhiệm Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải nguy hại hợp vệ sinh, các bãi chôn lấp chất thải nguy hại phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
*) Bộ công nghiệp có trách nhiệm Giám sát, kiểm tra và triển khai các biện pháp hữu hiệu buộc các chủ nguồn thải phải tuân thủ các quy định của Quy chế.
*) Bộ y tế có trách nhiệm Giám sát, kiểm tra và có các biện pháp hữu hiệu buộc các bệnhviện, trạm y tế, cơ sở dịch vụ y tế tuân thủ các quy định của Quy chế.
*) Bộ quốc phòng, Bộ công an có trách nhiệm Giám sát, kiểm tra và triển khai thực hiện các biện pháp hữu hiệu buộc các chủ nguồn thải thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tuân thủ các quy định về quản lý chất thải nguy hại.
*) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở xây dựng lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu hủy và các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh thuộc địa bàn quản lý địa phương.