Chị N. cho biết: “Hôm trước, mẹ tôi có đăng một bài viết trên Facebook thì một người lạ vào bình luận. Người này được ảnh thông báo đòi nợ, trong đó có ảnh của tôi. Mẹ tôi thấy hết hồn, hỏi tôi sao dính đến dân xã hội đen để giờ bị đòi vậy. Tôi nói là không có mượn nợ, mẹ tôi gửi cái ảnh đòi nợ qua cho tôi xem. Tấm ảnh có nội dung: “Truy tìm đối tượng lợi dụng lòng tin vay tiền trốn nợ. Mọi người lưu ý đề cao cảnh giác với đối tượng trên ảnh”. Trên đó là năm bức ảnh rõ mặt in của năm người khác nhau cùng nội dung cảnh báo lừa đảo.”
Ngay khi đọc thông tin, chị N. gọi ngay theo số điện thoại trên và được biết đó là một địa chỉ thu hồi nợ. Chị N. nói rõ là tôi không có mượn nợ ai và yêu cầu gỡ ảnh xuống mà người đàn ông đã đăng ảnh nói anh ta không làm sai, còn thách thức chị N. đi báo công an”
Vậy nếu rơi vào trường hợp như trên thì xử lý như thế nào cho đúng pháp luật?
Về trách nhiệm hành chính thì người đăng thông tin sai sự thật lên facebook có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Cụ thể, điểm a, khoản 1, điều 101, Nghị định 15/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
- a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”
Về trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của cá nhân có dấu hiệu của tội vu khống. Khung hình phạt nhẹ nhất thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm theo điểm a khoản 1 Điều 156 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Như vậy, Chị N. có hai cách để giải quyết: Một là gửi đơn đến cơ quan Sở TT&TT nơi cá nhân, tổ chức đó cư trú yêu cầu giải quyết; hai là gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết.
Nhưng một lưu ý quan trọng là đối với những bài đăng trên facebook rất dễ bị đối tượng tháo gỡ bài đăng khi bị đánh động. Ngoài ra, để cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trước hết, phải có căn cứ chứng minh sự việc của mình với các cơ quan chức năng. Trường hợp này, chị N có thể lựa chọn cách yêu cầu Thừa Phát Lại lập Vi Bằng ghi nhận những bài viết sai sự thật đó, bởi Vi Bằng là văn bản có giá trị chứng cứ do Thừa Phát Lại lập và là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Việc lập nhanh chóng lập Vi Bằng còn phòng ngừa được trường hợp các đối tượng chỉnh sửa, gỡ hoặc xóa bài viết khỏi trang mạng xã hội khiến chị N gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, thu thập chứng cứ sau này.
Vi Bằng là nguồn chứng cứ giúp các cơ quan tố tụng cũng như các cơ quan, tổ chức khác dễ dàng chấp nhận và nhanh chóng xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm, sớm bảo vệ quyền lợi cho chị N.
Trên đây là một số phân tích của Công ty Luật Vilaco, Anh/chị nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hotline để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất. Trân trọng cảm ơn!