Chia di sản thừa kế theo pháp luật như thế nào?

Ông bà em mất không để lại di chúc. Ông bà có để lại một mảnh đất trị giá khoảng 2 tỷ đồng. Ông bà em có 4 người con trai (ba em là con thứ 3). Bác cả mất từ lâu, mất trước cả ông bà em, nhà bác cả có 1 anh con trai. Còn bác thứ hai thì mất sau ông bà em khoảng 2 năm, bác thứ hai có vợ và có 2 ngời con (1 trai 1 gái). Ba em và chú út vẫn khỏe mạnh bình thường. Bây giờ gia đình em không thống nhất được phân chia thừa kế. Vậy nếu chia thừa kế theo pháp luật thì ba em được bao nhiêu phần ạ?

TRẢ LỜI:

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự 2015.
  • Luật Công chứng 2014.

Thứ nhất, căn cứ chia thừa kế theo pháp luật là gì?

Căn cứ theo quy định tại điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

  1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
  2. a) Không có di chúc;”

Như vậy, theo thông tin bạn chia sẻ ông bà bạn mất không để lại di chúc, ông bà có để lại một mảnh đất trị giá khoảng 2 tỷ đồng. Có thể đây là tài sản chung của hai ông bà trong thời kỳ hôn nhân cho nên nếu không có di chúc thì theo quy định của PL Dân sự sẽ chia di sản thừa kế theo pháp luật.

Thứ hai, phân chia di sản thừa kế theo pháp luật như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điều 651 BLDS 2015 như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  2. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

Như vậy những người thuộc hàng thứ kế thứ nhất của ông bà bạn có 4 người và mỗi người được hưởng 1/4 di sản (nếu còn sống).

Tuy nhiên bác cả đã mất trước thời điểm ông bà bạn mất do đó căn cứ vào quy định tại điều 652 BLDS 2015 như sau:

“Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Do đó, mặc dù bác trai cả đã chết trước thời điểm người để lại di sản (tức ông bà bạn) thì con trai bác cả sẽ được hưởng thừa kế thế vị thay chỗ của bác cả được hưởng nếu còn sống (tức là mỗi người được hưởng 1/2 của 1/4 mà đáng bác thứ nhất sẽ được hưởng nếu còn sống).

Trường hợp bác trai thứ hai đã chết sau thời điểm ông bà bạn thì con trai và con gái và vợ của bác thứ hai là hàng thừa kế thứ nhất của bác trai sẽ được hưởng phần mà bác thứ hai hưởng (tức mỗi người 1/3 trong tổng số 1/4 di sản).

Tóm lại, ba và chú bạn mỗi người được hưởng 1/4 di sản, các con của bác thứ nhất mỗi người 1/8 di sản (tổng 2 người = 1/4), các con và vợ của bác thứ hai mỗi người 1/12 di sản (tổng 3 người = 1/4).