Bà ngoại em có 2 người con là mẹ em (con nuôi) và dì 2 (con đẻ). Vào năm 1978 bà ngoại em có xin nuôi mẹ em (lúc đó mẹ em khoảng 3 tuổi), có làm giấy khai sinh và nuôi cho ăn học, có tên trong hộ khẩu (nhưng không có đăng ký con nuôi). Năm 2014, bà ngoại em mất không để lại di chúc. Như vậy có được hưởng di sản thừa kế không?
- Căn cứ pháp lý:
Bộ luật dân sự 2015
Luật nuôi con nuôi 2010
- Giải đáp:
Theo quy định tại Điều 651, Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 thì con nuôi, mẹ nuôi được hưởng di sản thừa kế của nhau, và còn được thừa kế di sản theo Điểu 651, Điều 652 BLDS 2015
Theo đó, trường hợp người chết không để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia theo pháp luật. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Cụ thể, hàng thừa kế được quy định như sau:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Căn cứ theo quy định trên thì mẹ nuôi và con nuôi có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp mẹ nuôi mất, con nuôi được quyền hưởng di sản thừa kế của mẹ nuôi giống như con đẻ.
Tuy nhiên, con nuôi chỉ được quyền hưởng di sản thừa kế của mẹ nuôi khi việc nhận nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, theo quy định tại Luật nuôi con nuôi 2010 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2011) thì việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày 01/01/2011 có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;
– Đến thời điểm 01/01/2011 có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;
– Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.
Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi được đăng ký theo quy định trên có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.
Như vậy, căn cứ các quy định trên đây thì việc nuôi con nuôi phát sinh trước ngày 01/01/2011 thì phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi) trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01/01/2011.
Sau khi đăng ký và được được pháp luật công nhận việc nuôi con nuôi thì mẹ nuôi và con nuôi mới có các quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm quyền thừa kế di sản của nhau theo quy định tại BLDS 2015.
Tuy nhiên, theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì mẹ bạn được bà ngoại xin nhận nuôi năm 1978, và từ đó đến khi bà ngoại bạn mất năm 2014, mặc dù có giấy khai sinh và có tên trong hộ khẩu nhưng không có đăng ký với nhà nước, nên về mặt pháp lý hiện nay nó không làm phát sinh các quyền lợi và nghĩa vụ giữa mẹ bạn và bà ngoại của bạn đối với nhau theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm quyền thừa kế di sản của nhau.
- Chồng một mình đứng tên sổ đỏ, ly hôn vợ có yêu cầu chia mảnh đất được không?
- Giao xe cho người chưa đủ 18 tuổi điều khiển bị tội gì?
- Án lệ số 10 về Khiếu kiện Quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất – Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự trong chuyển đổi QSDĐ
- Giải thể chi nhánh công ty tại Hải dương