Liên hệ Lập Vi bằng: 097 518 9938
Vợ chồng tôi đang làm thủ tục ly hôn. Chúng tôi tự thỏa thuận chia tài sản và không yêu cầu tòa giải quyết. Tài sản chung của chúng tôi có 2 ngôi nhà. Trong đó có một ngôi nhà không có sổ đỏ và một ngôi nhà có sổ đỏ. Tòa bảo chúng tôi ra Văn phòng thừa phát lại lập vi bằng thỏa thuận chia tài sản. Vậy vi bằng chia tài sản là như thế nào ạ?
Định nghĩa:
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Vi bằng áp dụng trong trường hợp phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn:
Theo quy định thì khi ly hôn vợ chồng có quyền thỏa thuận phân chia tài sản chung. Thỏa thuận chia tài sản chung phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng. Trường hợp công chứng loại văn bản thỏa thuận này cũng đòi hỏi tài sản phải có đầy đủ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cũng như nhiều điều kiện khắt khe khác. Do đó việc thỏa thuận khó được đảm bảo pháp lý và dễ dàng xảy ra tranh chấp. Để giải quyết vấn đề này, hiện nay, Tòa án cũng đã khuyến khích người dân nên tới Văn phòng Thừa phát lại để lập Vi bằng phân chia tài sản chung để tránh tranh chấp. Vi bằng sẽ ghi nhận mọi thỏa thuận, phân chia tài sản và thống nhất trách nhiệm giữa các cặp vợ chồng, có thể kèm hình ảnh cùng những chứng từ liên quan để góp phần chứng minh tính chân thực của các thỏa thuận vào trong Vi Bằng. Với Vi bằng sẽ giúp Tòa án đẩy nhanh giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người. Lập vi bằng là giải pháp nhanh chóng, thuận tiện trong việc hoàn tất hồ sơ, giấy tờ khi giải quyết ly hôn; giúp giảm thiểu chi phí không cần thiết như lệ phí thẩm định giá, án phí theo giá trị tài sản tranh chấp do không tự thỏa thuận được.
- Kiểu dáng công nghiệp là gì? Cách đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2020
- Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
- Sổ đỏ ghi số CMND cũ nhưng giờ tôi đã đổi thành CMND thành CCCD thì phải phải làm thế nào?
- Cấu thành tội phạm, mức hình phạt đối với Tội cướp giật tài sản