Mở trò chơi trúng thưởng tiền ở các cổng trường có bị vi phạm gì không?

LS cho em hỏi là em muốn làm trò chơi trúng thưởng ở các cổng trường, giống như chiếc nón kì diệu ý ạ. Trong đó mọi người trả tiền mua vé và quay, có một ô quay vào trúng tiền. Vậy việc làm đó có bị quy vào tội đánh bạc không ạ?

TRẢ LỜI:

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Thứ nhất, thế nào là Tội đánh bạc?

Xét về Mặt khách quan của tội phạm:

  • Hành vi của tội phạm: Có sự thỏa thuận được thua bằng tiền hay bằng hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.

Cụ thể, trò chơi liên quan đến hành vi đánh bạc có thể là trúng thưởng, cá cược, cược bóng đá, cược game…tức là thông qua trò chơi mang tính chất may rủi người chơi sẽ bỏ tiền ra mua lượt chơi và giành cơ hội có thể nhận được giải thưởng bất kì là tiền hoặc hiện vật.

Về tiền và hiện vật liên quan đến tội đánh bạc bao gồm:

+ Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc.

+ Tiền hoặc hiện vật thu được trong người các con bạc mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc….

Đối với trường hợp của bạn, bạn định làm trò chơi trúng thưởng ở các cổng trường, giống như chiếc nón kì diệu; trong đó mọi người mua vé và quay, có một ô quay vào trúng tiền. Như vậy tức là người chơi và người tổ chức trò chơi đã lợi dụng sự may rủi và sự thắng thua được tiền (vật chất) để thu hút người chơi được coi là hành vi đánh bạc theo quy định của Bộ luật HÌnh sự.

  • Mục đích: nhằm được lợi về tài sản một cách may rủi, bất chính.

Xét về mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, cụ thể người phạm tội biết rõ hành vi bị pháp luật nghiêm và gây ảnh hưởng xấu đến  an ninh trật tự nhưng vẫn cố tình thực hiện.

Xét về khách thể của hành vi phạm tội: Hành vi phạm tội xâm phạm đến trật tự công cộng.

Cụ thể đối với trường hợp của bạn, nếu bạn có dự định tổ chức trò chơi trước cổng trường học sẽ gây mất trật tự đường phố, lôi kéo học sinh ở các độ tuổi và dễ dẫn đến các hệ lụy xấu khác.

Xét về chủ thể thực hiện tội phạm: bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, Tội đánh bạc sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điều 321 Bộ luật HÌnh sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Như vậy, với hành vi tổ chức trò chơi của bạn đã đủ yếu tố cấu thành Tội đánh bạc nếu cố tình thực hiện trên thực tế và sẽ phải chịu các mức hình phạt tương ứng với từng khung được quy định theo điều luật trên.

Bài viết cùng chủ đề: