Xuất phát từ đặc điểm của thuế có tính chất bắt buộc trên phạm vi rộng, nên các loại thuế thường được ban hành dưới hình thức các đạo luật. Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn và bao gồm các nội dung chính sau.
1. Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế. Tổ chức đó có thể là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc các tổ chức khác mà có hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc quy định đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thường có sự phân biệt đối tượng có trụ sở thường trú và đối tượng không có trụ sở thường trú. Đối tượng được coi là “thường trú” có nghĩa cụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản thu nhập mà không phân biệt thu nhập đó phát sinh ở nước sở tại hay nước khác. Còn đối tượng được co là không thường trú chỉ phải nộp thuế đối với khoản thu nhập phát sinh ở nước sở tại.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ là tổ chức có sản xuất kinh doanh nhưng không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Đó là:
- Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức kinh tế tập thể khác có thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
- Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp có giá trị sản lượng hàng hoá đến 90 triệu đồng/năm và thu nhập đến 36 triệu đồng/ năm.
2. Căn cứ tính thuế
Do thuế thu nhập doanh nghiệp có đối tượng tính thuế là thu nhập phát sinh nên Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa trên 2 căn cứ: thu nhập chịu thuế và thuế suất.
- Thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác.
- Thuế suất:
Ngoài đối tượng tính thuế thì thuế suất cũng là một yếu tố quan trọng trong căn cứ tính thuế. Có thể nói thuế suất là linh hồn của mỗi loại thuế. Thuế suất được hiểu là mức tiền phải nộp trên một đơn vị đối tượng chịu thuế. Thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định bằng cả hai cách đó là theo tỷ lệ phân tram (thuế suất tỷ lệ) và thuế suất cố định.
3. Quy định về miễn thuế, giảm thuế
Miễn thuế, giảm thuế là những quy định thể hiện sự khuyến khíc hoặc giúp đỡ của nhà nước đối với người nộp thuế hoặc đối tượng chịu thuế. Trên thực tế, có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về miễn thuế, giảm thuế. Miễn thuế, giảm thuế trong thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại các điều 15, 16, 17 luật thuế thu nhập doanh nghiệp
4. Xử lý vi phạm pháp luật thuế
Xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các nội dung mà dựa vào đó, các chủ thể có liên quan có thể hoặc bị áp dụng một hình thức tài phán nhất định (hành chính hoặc hình sự…).
Trên đây là những phân tích của Công ty Luật Vilaco, Anh/chị nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hotline để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất. Trân trọng cảm ơn!