Tư vấn thành lập công ty kinh doanh du lịch

Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển du lịch vì nó được ưu đãi với vị trí thuận lợi về địa lý, khí hậu và điều kiện tự nhiên, bao gồm cả một đường bờ biển dài hơn 3.000 km dọc theo nước với rừng cây xanh và cảnh quan hùng vĩ. Việt Nam tự hào có hơn 125 bãi biển và nằm trong danh sách 12 quốc gia hàng đầu cho những vịnh đẹp nhất trên thế giới. Việt Nam có hơn 3.000 cảnh quan và di tích lịch sử được liệt kê là di sản quốc gia. Tám di sản thiên nhiên và văn hóa của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới là khu vực miền Trung của Hoàng thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long, Tràng An, Thành của triều đại nhà Hồ, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Huế Đài tưởng niệm phức tạp, phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Nhận thấy tiềm năng du lịch là vô tận, các công ty du lịch ngày càng được phát triển và mở rộng. Tuy nhiên, kinh doanh du lịch là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và đòi hỏi phải có giấy phép con. Trong phạm vi này, Công ty Tư vấn Vilaco sẽ tư vấn cho Quý doanh nghiệp các quy định của pháp luật về việc thành lập công ty kinh doanh du lịch, bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế.

1.Các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh việc thành lập công ty kinh doanh du lịch

a) Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014;

b) Luật Du lịch số 09/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017;

c) Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2015 và Nghị định số 108/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 78/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014;

d) Nghị định số 168/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 Hướng dẫn Luật Du lịch;

ngoài ra còn một số văn bản hướng dẫn các biểu mẫu thực hiện thủ tục hành chính khác, bạn đọc quan tâm vui lòng liên hệ hotline của Công ty để được tư vấn trực tiếp.

2.Một số khái niệm về kinh doanh du lịch

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa  là phục vụ khách du lịch nội địa, bao gồm thực hiện các chuyến thăm quan tại các điểm du lịch trong phạm vi nước Việt Nam.

Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế  là phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

Ngành nghề kinh doanh du lịch là các ngành nghề được Thủ tướng chính phủ quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018. Trong đó bao gồm các ngành nghề có mã số như sau: 7911 Đại lý du lịch; 7912 Điều hành tua du lịch; 7990 Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.

3.Thủ tục thành lập công ty kinh doanh du lịch

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty kinh doanh du lịch

Hồ sơ gồm có:

– Điều lệ công ty;

– Giấy đề nghị thành lập công ty, theo mẫu tương ứng đối với từng loại hình công ty như: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…;

– Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

– Giấy tờ chứng thực cá nhân (bao gồm các loại như: hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh thư nhân dân) của tất cả các thành viên, cổ đông và người đại diện theo pháp luật;

– Văn bản ủy quyền cho người trực tiếp thực hiện công việc đăng ký doanh nghiệp;

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở công ty

Doanh nghiệp nộp toàn bộ các giấy tờ trên đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở công ty, trong thời hạn 3 đến 7 ngày làm việc cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Quý khách, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ sẽ được hướng dẫn sửa lại cho đúng.

Bước 3: Khắc con dấu công ty

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc con dấu theo mẫu mà doanh nghiệp muốn nhưng phải đảm bảo các nội dung như mã số doanh nghiệp, tên công ty bằng tiếng Việt, tên tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

4.Xin giấy phép kinh doanh hoạt động du lịch

Như chúng tôi đã trao đổi ở trên, kinh doanh du lịch là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó Doanh nghiệp muốn thực hiện các hoạt động như dẫn tour du lịch inbound hoặc outbound cần phải xin các loại giấy phép tương ứng. Sau đây chúng tôi sẽ tiếp tục tư vấn thủ tục để xin các loại giấy phép nêu trên.

4.1 Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Để xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ bao  gồm những tài liệu dưới đây đến Sở Du lịch tỉnh/thành phố:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

c) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

d) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;

đ) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4.2 Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Để xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ dưới đây và gửi tới Tổng cục du lịch:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

c) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;

đ) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là toàn bộ quan điểm tư vấn của chúng tôi về việc thành lập công ty kinh doanh du lịch. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, chúng tôi đang cung cấp rất hiệu quả các dịch vụ dưới đây và được phản hồi rất tích cực từ phía khách hàng:

1.Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa;

2.Tư vấn các thủ tục đầu tư trong và ngoài nước;

3.Các dịch vụ pháp lý khác.