Tư vấn thành lập công ty thực phẩm

Việt Nam có dân số gần 100 triệu người nên nhu cầu sử dụng thực phẩm chế biến ngày càng phong phú và rộng mở đặc biệt là nhu cầu về thực phẩm sạch, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người tiêu dùng. Với xu hướng hội nhập kinh tế, ngành công nghệ thực phẩm ngày càng được chú trọng và phát triển hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Đây sẽ là mảnh đất đầy hứa hẹn cho những bạn đã và đang theo đuổi ngành công nghệ thực phẩm phát triển. Tuy nhiên, việc thành lập và mở một công ty kinh doanh thực phẩm chức năng là một điều không phải ai cũng biết và cũng không dễ dàng. Vilacolaw sẽ tư vấn cho bạn biết về thủ tục mở công ty thực phẩm như thế nào?

  1. Ngành thực phẩm

Kinh doanh thực phẩm là một trong những ngành nghề kinh doanh được được các nhà đầu tư tìm kiếm, mở rộng hoạt động vì sự tiềm năng cũng như những hấp dẫn từ ngành nghề này. Bộ Công thương đã xếp Công nghiệp thực phẩm vào nhóm ngành đang có lợi thế cạnh tranh và cùng với đà phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đây sẽ là một ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới.

  1. Hồ sơ thành lập

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Điền đầy đủ thông tin theo mẫu);

– Dự thảo điều lệ công ty (Các thành viên ký từng trang);

– Danh sách thành viên công ty (Đối với công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên);

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

+ Giấy chứng minh nhân dân (bản sao chứng thực) đối với thành viên góp vốn là cá nhân;

+ Giấy đăng ký kinh doanh đối với thành viên góp vốn là doanh nghiệp, quyết định thành lập đối với thành viên góp vốn là tổ chức;

– Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện:

+ Giấy xác nhận vốn pháp định, đối với ngành nghề kinh doanh mà theo quy định của pháp luật cần có vốn pháp định.

+ Chứng chỉ hành nghề kinh doanh của người đứng đầu doanh nghiệp, đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề.

  1. Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp là 05 ngày làm việc (không tính thứ 7 và chủ nhật) kể từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh hợp lệ của người thành lập (bao gồm cả cấp đăng ký kinh doanh và con dấu pháp nhân).

  1. Ngành nghề có liên quan

– Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt: Mã ngành 1010

– Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản: Mã ngành 1020

– Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật: 1040

– Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa: 1050

– Sản xuất các loại bánh từ bột: 1071

– Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn: 1075

– Bán buôn thực phẩm: Mã ngành 4632

– Bán buôn đồ uống: 4633

– Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp: Mã ngành 4711

– Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ: Mã ngành 4781

– Dịch vụ đóng gói: Mã ngành 8292

  1. Những lưu ý khi thành lập công ty

– Sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh, cần phải có Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Doanh nghiệp phải Đăng ký công bố chất lượng sản phẩm phụ gia thực phẩm và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà doanh nghiệp dự định kinh doanh.

– Ngoài ra, sau khi thành lập doanh nghiệp cần hoàn tất các thao tác thủ tục sau để chính thức có thể đi vào hoạt động hợp pháp:

+ Treo biển tại trụ sở công ty

+ Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế

+Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử.

+ Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử

+ Kê khai và nộp thuế môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh