Em đã ly hôn, Tòa án chia hai người mỗi người nuôi một con. Nhưng chồng cũ em không nuôi con mà để ông bà nội nuôi (con ở nhà ông bà, chồng thì ở nhà bồ mới). Vậy em có thể yêu cầu tòa cho em nuôi nốt đứa con kia được không?
TRẢ LỜI:
Cơ sở pháp lý:
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Căn cứ quy định tại điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.”
Như vậy, mặc dù đã có quyết định ly hôn bằng bản án của Tòa án có hiệu lực thì trong một số trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì Tòa án vẫn có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con trước đó.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Đối với trường hợp của bạn, nếu bạn muốn yêu cầu Tòa án xin được quyền nuôi con thì bạn cần phải chứng minh và cung cấp được bằng chứng xác thực chồng của bạn (người bố đang trực tiếp nuôi con) không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con. Cụ thể người chồng của bạn không ở bên cạnh con mà đang tạm trú sinh sống tại một nơi khác không có thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trực tiếp con mà phải thông qua việc nhờ vả bố mẹ chồng thì có thể lấy làm căn cứ để bạn có thể giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích”
Do đó có thể khẳng định nếu bạn chứng minh và cung cấp đầy đủ bằng chứng về việc đứa bé thiếu tình thương, sự chăm sóc, giáo dục trực tiếp từ người cha – người có quyền trực tiếp nuôi đứa bé thì bạn có thể làm đơn gửi đến Tòa án trước đó đã xét xử vụ án ly hôn của anh chị để yêu cầu được giành quyền nuôi nốt đứa bé kia. Tòa án sẽ xem xét chứng cứ, hồ sơ hợp lệ và đủ điều kiện thì có thể sẽ ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
- Phân biệt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Phân biệt miễn thuế, thuế suất 0% và không thuộc diện chịu thuế
- Lý lịch tư pháp bị sai thì phải làm thế nào?
- Quy định của pháp luật hiện hành về Quyền hình ảnh
- Điều kiện hưởng lương hưu đối với nữ mới nhất năm 2020