Mẹ bạn mình đã mất từ năm 2013. Nay bạn mình dọn nhà mới tìm thấy số tiết kiệm đứng tên mẹ bạn mình. Vậy cho hỏi bạn mình có đi rút tiền được không?
Trả lời:
Thứ nhất, số tiền trong sổ tiết kiệm được hiểu là di sản thừa kế của người chết để lại.
Khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Mẹ bạn của bạn mất năm 2013, tính đến năm 2020 là 7 năm, do đó vẫn trong thời hiệu yêu cầu chia thừa kế.
Thứ hai, thủ tục rút tiền từ sổ tiết kiệm.
Để rút được sổ tiết kiệm là di sản thừa kế để lại thì phải chia thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự. Những người là đồng thừa kế phải tiến hành họp để thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (có thể chia theo pháp luật hoặc thống nhất cho một người tùy ý chí những người được hưởng thừa kế). Thỏa thuận phân chia di sản cần phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng.
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo sự hướng dẫn của Văn phòng công chứng, tất cả các đồng thừa kế có thể cùng đến ngân hàng, cung cấp những giấy tờ theo yêu cầu của ngân hàng để có thể tiến hành rút sổ tiết kiệm hoặc các đồng thừa kế ủy quyền cho một người đến ngân hàng nhận. Việc ủy quyền cũng phải được lập tại Tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền.
- Di chúc miệng do người lập di chúc đang nguy kịch
- Nhãn hàng hóa có được viết bằng tiếng Thái Lan không?
- Thủ tục thành lập chi nhánh
- Chủ nhà nghỉ gọi gái cho khách thì bị xử lý thế nào
- Các quy phạm pháp luật Việt Nam liên quan đến chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại