Em có cho bạn vay tiền là 180 triệu để làm ăn chỉ có giấy tờ viết tay nhận nợ. Giờ bạn em đã bỏ trốn. Em gọi nhiều lần không nghe máy, tìm đến nhà thì không có ở nhà. Vậy bây giờ em phải kiện ở đâu? Như thế đã đủ thành tội gì chưa?
Trả lời:
Thứ nhất, về việc vay tiền rồi bỏ trốn có phạm tội gì không.
Bạn cho bạn của bạn vay số tiền là 180 triệu đồng để làm ăn, hình thức cho vay là giấy tờ viết tay nhận nợ. Bây giờ, bạn của bạn đã bỏ trốn, bạn gọi nhiều lần không nghe máy, tìm đến nhà thì không có ở nhà. Như vậy, với hành vi này, bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 175 BLHS 2015:
“1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
…
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Thứ hai, về việc phải “kiện” ở đâu:
Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
“1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm”.
Như vậy, bạn có thể làm đơn tố giác tội phạm đến Cơ quan công an hoặc Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức khác. Ngoài ra, bạn có thể gửi kèm theo các bằng chứng, chứng cứ để được yêu cầu giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp chính đáng của mình.
- Dịch vụ xin Giấy phép tư vấn du học
- Yêu cầu Tòa án tuyên hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Tại sao Đường “Nhuệ” đánh người ngay tại trụ sở Công an nhưng lại được tạm đình chỉ điều tra vụ án?
- Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có bắt buộc phải công chứng?
- Bị đánh chấn thương sọ não thì tính tỷ lệ thương tật là khoảng bao nhiêu %?