Liên hệ tư vấn miễn phí: 097 518 9938 (Điện thoại hoặc Zalo)
Hiện vợ tôi đã mất được gần 20 năm. Tôi thì đi làm ăn xa nhà. Giờ muốn xin trích lục khai tử của vợ tôi thì chỉ có tôi xin được hay bố mẹ tôi cũng có thể xin được? Luật sư cho hỏi ai có quyền xin trích lục khai tử một người và thủ tục như thế nào?
Trả lời:
Thứ nhất, về người có quyền xin trích lục khai tử một người.
Hiện nay, Luật Hộ tịch 2014 không quy định cụ thể nào về người có quyền yêu cầu cấp trích lục khai tử.
Tuy nhiên, có thể căn cứ vào những điều luật sau để xác định người có quyền yêu cầu:
Khoản 1 Điều 33 Luật hộ tịch năm 2014 quy định: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử”.
Khoản 2 Điều 34 Luật hộ tịch 2014 quy định: “Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.”
Như vậy, vợ, chồng, hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử. Đồng thời, cũng là người có quyền xin cấp trích lục khai tử. Trong đó người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời (khoản 19 Điều 3 Luật HNGĐ 2014).
Theo đó, vợ bạn đã mất được gần 20 năm, bạn đang đi làm ăn xa nhà. Giờ muốn xin trích lục khai tử của vợ bạn thì bố mẹ bạn có thể có quyền xin trích lục giấy khai tử của vợ bạn.
Thứ hai, về thủ tục xin trích lục khai tử:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, người xin trích lục giấy khai tử cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Tờ khai xin cấp trích lục khai tử (mẫu)
– Một trong các giấy tờ tùy thân sau: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.
– Giấy tờ chứng minh quan hệ với người quá cố. Trong trường hợp được ủy quyền thì phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật.
– Sổ hộ khẩu của người yêu cầu trích lục..
Sau khi chuẩn bị hồ sơ xin trích lục giấy khai tử, người yêu cầu nộp tại cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Cụ thể, căn cứ Khoản 5 Điều 4 Luật hộ tịch 2014, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong đó, cơ quan đăng ký hộ tịch là UBND xã, phường, thị trấn; UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Thông thường, thủ tục này sẽ được thực hiện tại UBND cấp xã nơi trước đây làm thủ tục đăng ký khai tử.
- Mua đất không sang tên sổ đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thi hành án bằng biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án
- Cho vay tối đa bao nhiêu %/1 tháng thì không bị tội cho vay nặng lãi?
- Ai là người có quyền xin trích lục khai tử của người đã chết?
- Giấy chứng nhận độc thân có thời hạn bao lâu?