Hai Bác nhà e già yếu nghe lời đưa con sổ đỏ nhà đất, sau nó mang ra ngân hàng thế chấp vay tiền và toàn bộ hợp đồng giấy tờ hai Bác đều bị nó lừa bảo ký để làm lại sổ hộ khẩu nên ký chứ không có biết nội dung là gì hết. Giờ ngân hàng có thông báo về mới ngớ người ra. Vậy bây giờ phải kiện hay tố cáo ở đâu ạ?
Trả lời:
Hai bác nhà bạn già yếu nghe lời đưa con sổ đỏ nhà đất, sau con bác mang ra ngân hàng thế chấp vay tiền và toàn bộ hợp đồng giấy tờ. Hai bác đều bị lừa bảo ký để làm lại sổ hộ khẩu nên ký chứ không có biết nội dung là gì.
Như vậy, hợp đồng thế chấp giữa đứa con và ngân hàng có thể bị vô hiệu do bị lừa dối theo BLDS 2015. Theo đó, Điều 127 BLDS 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép như sau:
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình”.
Như vậy, nếu một bên tham gia hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bị lừa dối, thì hợp đồng thế chấp đó vô hiệu.
Trong trường hợp này, hai bác của bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án cấp huyện tuyên giao dịch dân sự vô hiệu theo Khoản 2 Điều 35 BLTTDS 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây: “a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này”.
- Xin giấy phép Nhập khẩu, xuất khẩu tiền chất công nghiệp
- Thủ tục Báo cáo thực hiện dự án đầu tư
- Ly hôn rồi muốn đổi tên cho con có cần chữ ký của chồng không?
- Chém người gây thương tật dưới 11% có bị đi tù không?
- Ly hôn chồng có được giành quyền nuôi con đối với con riêng của vợ với chồng trước không?