Hiện nay, xã hội ngày càng hội nhập và thị trường Việt Nam là thị trường khá là năng động và màu mỡ. Do đó có nhiều người nước ngoài sang Việt Nam để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, Do những quy định khá ngặt nghèo về thủ tục Đầu tư, Cư trú và các giấy phép khác nên rất nhiều người nước ngoài đã “lách luật” bằng cách nhờ người Việt Nam đứng tên công ty nhưng thực chất mọi hoạt động lại do người nước ngoài kia quản lý, chi phối. Tuy nhiên, việc đứng tên như vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người Việt kia. Bởi nếu làm ăn thua lỗ, người nước ngoài có thể “bỏ của chạy lấy người” để lại một “đống” nợ cho Công ty gánh chịu, mà người gánh chịu không ai khác chính là người đứng tên Công ty.
Biết là rủi ro nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng đứng tên hộ người nước ngoài. do đó, Chúng tôi xin gửi đến bạn đọc một mẫu BIÊN BẢN THỎA THUẬN để các bạn tham khảo khi đang phải đứng tên mở công ty hộ một ai đó.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
Hôm nay, ngày … tháng …..năm 2020, tại S……………….., phường Chí Minh, Thành phố Hải Dương, Việt Nam. Chúng tôi gồm có:
BÊN A: Ông …………. Giới tính: …………..
Sinh ngày: …………… Dân tộc: ………… Quốc tịch: …………..
Căn cước công dân Số:…………………..
Ngày cấp: 1………….0 Nơi cấp: …………….. Ngày hết hạn (nếu có): 1…………..
Nơi đăng ký thường trú: ……………………….
BÊN B: Ông ……………………………… Giới tính: ………………….
Sinh ngày: ………. Quốc tịch:…………..
Hộ chiếu Số: ……………….
Ngày cấp: …………….. Nơi cấp: ……………………c Ngày hết hạn (nếu có): ……………
Nơi đăng ký thường trú: ………………………..
Vì rằng:
+ Bên A là Chủ sở hữu Công ty …………… có trụ sở tại Thôn Hà Liễu, xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương; ngành nghề kinh doanh chính là Sản xuất sản phẩm từ plastic.
+ Bên B là nhà đầu tư Trung Quốc và hiện đang là Giám đốc – Người đại diện theo pháp luật của Công ty ……….
Sau khi bàn bạc thống nhất chúng tôi cùng thỏa thuận những nội dung sau đây:
– Bên A cho phép bên B được sử dụng tiền của mình để mua sắm các máy móc, trang thiết bị để phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ……..
– Bên B có toàn quyền sở hữu đối với các trang thiết bị, máy móc, các tài sản khác trong công ty mà bên B đã mua. Tuy nhiên, nếu bên B muốn chuyển nhượng các tài sản trên thì phải được sự đồng ý của bên A và chỉ được chuyển nhượng sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính với các bên thứ ba.
– Bên B phải tuân thủ quy định của Pháp luật Việt Nam, Điều lệ Công ty và phải tự chịu mọi trách nhiệm đối với các thiệt hại từ việc vi phạm pháp luật Việt Nam, vi phạm điều lệ công ty trong quá trình làm Giám đốc tại Công ty TNHH …………
– Các hợp đồng kinh tế nhân danh Công ty phải được sự đồng ý của Bên A thì Bên B mới được thực hiện.
– Các bên nghiêm túc thực hiện nội dung thỏa thuận này, nếu có mâu thuẫn thì ưu tiên giải quyết bằng hòa giải. Trường hợp các bên không tự hòa giải được thì có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền tại Việt Nam để giải quyết theo quy định.
– Bản thỏa thuận này được lập thành 2 bản gốc, song ngữ Việt – Trung, nếu nội dung hai ngôn ngữ có bất đồng thì ưu tiên sử dụng bản tiếng Việt để giải quyết.
Thỏa thuận này được hai bên đọc, hiểu, đồng ý cùng ký kết và có hiệu lực cùng ngày nêu trên./.
BÊN A BÊN B