Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thay đổi cơ  bản các quy định liên quan đến Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, trong đó yêu cầu thêm một loại văn bản là Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Tuy nhiên trong các văn bản hướng dẫn không hề quy định hay có mẫu chung về Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, do đó không ít doanh nghiệp đã lúng túng không biết soạn thảo văn bản này sao cho đúng luật. Vì thế bài viết này, Chúng tôi xin giới thiệu mẫu Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội chấp thuận để Doanh nghiệp và bạn đọc tham khảo. Nếu có góp ý vui lòng gửi về hotline để văn bản này hoàn thiện hơn. Trân trọng cám ơn.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

VĂN BẢN THỎA THUẬN

(Về việc mua phần vốn góp)

 

Hôm nay, ngày    tháng      năm 2021 tại …………………………….. phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Chúng tôi gồm có:

Bên mua phần vốn góp (Bên A):

Họ và tên:       ………………….            Giới tính: ………………………..

Sinh ngày: ………………………                     Quốc tịch: Hàn Quốc

Hộ chiếu số: M5015………………….

Ngày cấp: 25/04/2013           Nơi cấp: Bộ Thương mại và ngoại giao Hàn Quốc

Mã số thuế thu nhập cá nhân (tại Việt Nam – nếu có): -/-

Địa chỉ thường trú:    ……………………….

Chỗ ở hiện tại:           ………………………

Bên nhận góp vốn (Bên B): 

CÔNG TY TNHH …………………………..

MSDN: 010956………………………………

Địa chỉ: ……………………….., phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Người đại diện theo pháp luật: Ông Phạm ………………., chức vụ Giám đốc

Xét rằng:

  • Bên A là nhà đầu tư nước ngoài hiện đang có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam, Bên A muốn mua lại 49% vốn góp của thành viên của Bên B;
  • Bên B là tổ chức kinh tế 100% vốn Việt Nam được thành lập hợp pháp và có thành viên muốn chuyển nhượng 49% phần vốn góp của họ trong bên B cho bên A.
  • Căn cứ nhu cầu của mỗi bên, Hai bên thoả thuận về việc mua phần vốn góp và nhận góp vốn như sau:

1. Nội dung thoả thuận: Bên A đồng ý mua lại 49% vốn góp của Bà ………………………(Là thành viên của Bên B) và bên B chấp nhận việc chuyển nhượng nói trên và chấp nhận bên A với tư cách là thành viên công ty sau khi thực hiện xong các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Tỉ lệ sở hữu phần vốn góp của các thành viên Công ty sau khi thay đổi như sau:

STT

Tên thành viên

Số vốn góp

Tỉ lệ

1.       

Phạm …………….

510.000.000

51%

2.       

…………………….

490.000.000

49%

Tổng cộng 1.000.000.000

100%

Cơ cấu tổ chức công ty sẽ được Hội đồng thành viên quyết định ngay sau khi thực hiện xong việc đăng ký thành viên tại Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội.

Giá trị chuyển nhượng: Do Bà ………………. và Ông ……………… tự thỏa thuận và phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

3. Thời hạn để hoàn thành việc góp vốn vào Công ty: 15 ngày làm việc kể từ ngày Ông …………. và Bà ……….. thực hiện việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp.

4. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

– Đăng ký mua phần vốn góp tại Sở kế hoạch và Đầu tư theo quy định.

– Chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp với bà Bùi …………….

– Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Thành viên công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 sau khi thực hiện xong các thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp.

5. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

– Yêu cầu bên A nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của Công ty và nghiêm túc chấp hành pháp luật Việt Nam.

– Bên B cũng có nghĩa vụ thực hiện đăng ký thay đổi thành viên công ty theo quy định của pháp luật.

6. Trường hợp các bên có xảy ra mâu thuẫn sẽ ưu tiên các biện pháp hòa giải, nếu hòa giải không thành thì một trong hai bên có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Tố tụng Việt nam.