Rơi ví bị người nhặt được ví gọi điện tống tiền thì xử lý thế nào?

Em có làm rơi ví, trong ví có rất nhiều giấy tờ quan trọng. Giờ có người nhặt được ví mà gọi cho em đòi em chuộc lại với giá 30tr. Luật sư cho hỏi như thế người kia có bị tội gì không? Em không biết người đó ở đâu chỉ có số điện thoại thì có thể tố cáo người đó ra đâu?

Trả lời:

Thứ nhất, về việc người đe dọa đòi tiền chuộc có phạm tội gì không.

Bạn có làm rơi ví, trong ví có rất nhiều giấy tờ quan trọng. Có người nhặt được ví, gọi cho bạn đòi bạn chuộc lại với giá 30 triệu đồng. Như vậy, với hành vi này, người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 170 BLHS 2015 về tội cưỡng đoạt tài sản, cụ thể:

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Thứ hai, về việc tố giác tội phạm ở đâu.

Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

“1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm”.

Mặc dù bạn không biết người này ở đâu và chỉ có số điện thoại của người đó, tuy nhiên, người này có dấu hiệu tội phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Vì vậy, theo quy định trên, bạn có thể tố giác với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan, tổ chức khác.