Hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại hiện nay

Liên hệ dịch vụ lập vi bằng: 097 518 9938

1. Khái niệm Vi bằng

Vi bằng là văn bản do Thừa  phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Ngoài ra, căn cứ theo khoản 3, điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

– Vi bằng là văn bản được lập bởi Thừa phát lại, nó chứa đựng nội dung thể hiện sự ghi nhận, mô tả, phản ánh một cách khách quan, trung thực các sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

Vi bằng do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi có thật mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, trong đó, Thừa phát lai mô tả những gì mình nhìn được, nghe được, ngửi được… hoặc thông qua các vật dụng chuyên dụng như thước đo, cân, nhiệt kế… để ghi lại những kết quả nhất định vào vi bằng. Kèm theo vi bằng có thể là hình ảnh, quay phim để làm rõ thêm sự kiện, diễn biến lập vi bằng. Thừa phát lại chịu trách nhiệm về tính chính xác của những gì mình đã ghi nhận trong vi bằng, do đó, vi bằng của Thừa phát lại đảm bảo tính khách quan, trung thực của sự kiện, hành vi mình đã ghi nhận.

– Vi bằng là văn bản theo mẫu, được lập bởi Thừa phát lại và trực tiếp Thừa phát lại ký tên vào vi bằng mà không được ủy quyền cho người khác ký thay.

– Việc lập vi bằng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức, nội dung của Vi bằng.

– Vi bằng không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong sự kiện, hành vi được ghi nhận.

Qua các đặc điểm trên, có thể thấy hoạt động lập vi bằng có nhiều nét tương đồng với hoạt động công chứng, chứng thực của Công chứng viên. Tuy nhiên, khác với công chứng, vi bằng không chứng nhận, không bảo đảm tính xác thực về nội dung giao dịch, hợp đồng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên như văn bản công chứng. Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở tư pháp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

2. Giá trị pháp lý của Vi bằng

Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 61/2009/NĐ-CP thì Vi bằng “là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng là chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác”. Trong khi đó, thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC quy định: “Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật”.

Cho dù cách diễn đạt, cách hiểu như thế nào thì về bản chất, vi bằng được Thừa phát lại lập chỉ với duy nhất một mục đích: đó là tạo lập chứng cứ để tổ chức, cá nhân tùy nghi sử dụng trong xét xử hoặc các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng không phải là hợp đồng, giao dịch của các bên, do đó không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quá trình lập vi bằng. Chỉ những hành vi, sự kiện, những tuyên bố, cam kết, xác nhận, thỏa thuận… của các bên tham gia vào quá trình lập vi bằng mới phát sinh những quan hệ pháp lý tương ứng và họ tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước sự ghi nhận của Thừa phát lại.

Thực tế thời gian qua có nhiều trường hợp vi bằng bị nhầm lẫn với văn bản công chứng, phổ biến nhất là trong lĩnh vực mua bán nhà đất. Tuy nhiên, Vi bằng của Thừa phát lại về bản chất là hoàn toàn khác với việc chứng nhận hợp đồng, giao dịch của Công chứng viên. Công việc của Công chứng viên là xác nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch. Văn bản công chứng có giá trị thi hành đối với các bên liên quan. Còn công việc của Thừa phát lại là mô tả những gì Thừa phát lại chứng kiến, tức là xác nhận một sự kiện có thật, và vi bằng của Thừa phát lại đảm bảo một nội dung duy nhất: tính xác thực, khách quan của sự việc mà Thừa phát lại chứng kiến ghi lại. Vi bằng không có giá trị thi hành đối với các bên mà là nguồn chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá trong quá trình đưa ra phán quyết của mình. Vấn đề là, khi Thừa phát lại lập vi bằng đã không giải thích kỹ với người dân vi bằng được lập chỉ là chứng cứ chứng minh các bên đã thực hiện những hành vi nhất định như: giao nhận tiền; giao nhận nhà, đất… mà không thể thay thế văn bản bắt buộc phải có hợp đồng chuyển nhượng tại cơ quan có thẩm quyền như các tổ chức hành nghề công chứng, UBND cấp xã nơi có bất động sản dẫn đến trường hợp người dân hiểu nhầm vi bằng của Thừa phát lại thay thế văn bản công chứng của Công chứng viên, từ đó thực hiện giao dịch không đảm bảo an toàn pháp lý, và có thể phải gánh chịu thiệt hại.

3. Các trường hợp Lập vi bằng thường gặp

Hiện nay, Vi bằng thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Xác nhận hành vi giao tiền, giao giấy tờ trong các thỏa thuận, giao dịch (mua bán hàng hóa, chuyển nhượng nhà đất có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu…);
  • Làm chứng gia đình tổ chức họp gia đình, xác nhận nội dung thỏa thuận của nhà đình về việc phân chia tài sản, phân chia đất đai…;
  • Xác nhận tình trạng (hiện trạng) nhà liền kề trước khi xây công trình (hoặc ngược lại);
  • Xác nhận tình trạng (hiện trạng) nhà trước khi cho thuê nhà;
  • Xác nhận tình trạng (hiện trạng) nhà khi mua nhà;
  • Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật;
  • Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn;
  • Xác nhận thỏa thuận chia tài sản, thỏa thuận nuôi con của vợ chồng khi ly hôn;
  • Xác nhận hàng giả bày bán tại các cơ sở kinh doanh;
  • Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng;
  • Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm bản quyền;
  • Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;
  • Xác nhận mức độ ô nhiễm;
  • Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình;
  • Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu;
  • Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thật, vu khống, nói xấu….;
  • Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng, những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp;
  • Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra;
  • Xác nhận việc từ chối thực hiện, công việc của cá nhân, tổ chức mà theo đó quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;
  • Xác nhận các sự kiện, hành vi pháp lý khác theo quy định

4. Dịch vụ lập vi bằng

Với kinh nghiệm tư vấn và giải quyết cho hàng trăm khách hàng mỗi năm chúng tôi cam kết mang lại cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất với giá cả phải chăng nhất. Nếu quý khách còn chưa hiểu hoặc có thắc mắc gì về dịch vụ lập vi bằng của chúng tôi, xin vui lòng gọi đến hotline trên màn hình để được nhân viên hỗ trợ tư vấn. Trân trọng cám ơn!