1. Hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự
Quy định của pháp luật tạo căn cứ vững chắc cho việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế THADS. Quy định của pháp luật càng đồng bộ, thống nhất, phù hợp với các ngành luật có liên quan cũng như thực tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho CHV trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS cụ thể.
2. Năng lực tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự
Tổ chức bộ máy cơ quan THADS phù hợp, hoạt động có hiệu quả, rõ ràng và khoa học trong phân công công việc sẽ nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác THADS trong đó có cưỡng chế THADS. Đồng thời cũng cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, giám sát chặt chẽ, điều hành thống nhất, kịp thời phát hiện và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong công tác cưỡng chế THADS.
Hoạt động của cơ quan THADS được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của đội ngũ CHV, do đó, các hoạt động tác nghiệp của đội ngũ CHV phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về nguyên tắc, trình tự, thủ tục THADS. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của CHV THADS bao gồm các yếu tố như trình độ kiến thức pháp luật; kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ ; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống… Đội ngũ CHV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các hình thức thi tuyển và xét tuyển đúng theo quy định sẽ bảo đảm cả về số lượng và chất lượng. Kỹ năng nghiệp vụ công tác của CHV cũng rất quan trọng, thể hiện ở việc vận dụng thành thạo và khéo léo tất cả những kiến thức và kinh nghiệm mà mình có được vào việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ tổ chức THADS nhằm đạt được hiệu quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất cả về thời gian, công sức và kinh tế.
CHV cần không ngừng nâng cao trình độ, rèn luyện cả về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, bản lĩnh, nhân cách và đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên cập nhật thông tin thực tế để bảo đảm công tác cưỡng chế THADS đạt kết quả cao.
3. Công tác phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan khi thực hiện cưỡng chế
Cưỡng chế THADS không chỉ là công việc của riêng cơ quan THADS mà cần có sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo đảm thực hiện công việc nhanh chóng, hiệu quả. Từ giai đoạn xác minh điều kiện THA đến khi tổ chức cưỡng chế, nhất là với những vụ việc phức tạp cần huy động lực lượng thì cần có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức khác như đại diện chính quyền địa phương, lực lượng công an… Công tác phối hợp diễn ra thống nhất, có kế hoạch rõ ràng, các cơ quan, tổ chức có liên quan chủ động, tích cực tham gia cưỡng chế THADS thì việc tổ chức thực hiện cưỡng chế THADS sẽ diễn ra thuận lợi, đạt kết quả tốt.
4. Ý thức chấp hành pháp luật của đương sự
Khi bước vào giai đoạn cưỡng chế THADS là đã gặp phải sự không hợp tác của người phải THA, họ không tự nguyện THA trong thời gian đã được ấn định, không phối hợp với cơ quan THADS. Do đó, khi bị cưỡng chế, người phải THA dễ có tâm lý và hành động chống đối, cản trở cơ quan THADS nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian THA. Có những trường hợp khi đã ra quyết định cưỡng chế THA thì người phải THA mới chủ động THA trước khi tổ chức cưỡng chế, nên ý thức của người phải THA rất quan trọng đối với kết quả cưỡng chế THADS.
- Bán vé số ghi số lô, đề rồi nộp lại cho chủ có bị truy cứu TNHS tội đánh bạc không?
- Thế nào là hôn nhân thực tế? Cách xác định hôn nhân thực tế?
- Từng đi tù có được đi xuất khẩu lao động Đài Loan không?
- Chồng đánh vợ bị tội gì?
- Chồng đang đi tù thì vợ có được thay mặt chồng bán đất chung của cả hai người không?