Vào tháng 2 mình có kí hợp đồng mua xe ô tô với một showroom nhưng khi dịch covid xảy ra trên diện rộng, kinh doanh bị ảnh hưởng, mình bị mất khả năng tài chính, không thể tiếp tục mua xe. Xin hỏi LS: trường hợp dịch COVID ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính có được xem là ” rủi ro do thiên tai” không; mình có thể lấy lại tiền cọc hay không?
- Căn cứ pháp lý:
Bộ luật dân sự 2015
- Giải đáp:
Căn cứ tại Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.
Khi giao kết, thực hiện hợp đồng đặt cọc, các bên đều mong muốn thực hiện và hoàn thành nghĩa vụ để hưởng được lợi ích phát sinh từ giao kết hợp đồng này. Tuy nhiên, bạn cho rằng dịch Covid thuộc sự kiện bất khả kháng.
Điều 156 Bộ luật dân sự 2015, quy định“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”
Theo đó, một sự kiện được coi là bất khả kháng nếu đáp ứng được các điều kiện sau: Xảy ra khách quan, không thể lường trước được, do hoàn cảnh khách quan không thể khắc phục được.
Với các điều kiện trên bạn có thể chứng minh Covid-19 là sự kiện bất khả kháng. Hệ quả pháp lý trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng được quy định tại khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Do đó, theo khoản 2, Điều 314 Luật Thương mại năm 2005, bạn có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo giao kết, hợp đồng đặt cọc.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1, Điều 420 Bộ luật dân sự năm 2015 thì bên bạn có thể thực hiện thỏa thuận lại hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau:
– Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
– Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
– Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
– Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
– Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
Như vậy, để lấy lại tiền đặt cọc xe bạn nên đàm phán với chủ showroom ô tô vì đây là cách làm có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, nếu showroom ô tô không đồng ý trả tiền đặt cọc cho bạn thì trường hợp này bạn có thể khởi kiện ra tòa để được đảm bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài theo luật mới
- Các trường hợp hoãn phiên tòa dân sự sơ thẩm?
- Thời hạn thẻ tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam là bao lâu?
- Chồng ngoại tình, vợ phải làm gì để bảo vệ quyền lợi khi ly hôn
- Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) khi bị mất