THỦ TỤC MUA CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
Ngoài việc thành lập doanh nghiệp mới, xin dự án đầu tư mới (Xem tại đây) Quý khách hàng cũng có thể đầu tư trực tiếp vào Việt Nam theo hình thức mua lại cổ phần, phần vốn góp tại các tổ chức kinh tế. Trên thực tế vì thủ tục thành lập công ty Việt Nam đơn giản hơn nhiều, hơn nữa việc mua cổ phần hoặc phần vốn góp này giúp Nhà đầu tư nước ngoài không cần phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nên nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn thành lập công ty Việt Nam trước sau đó tiến hành thủ tục mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam hoặc cũng có thể mua lại phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam đã có sẵn.
Hình thức này có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
+ Không phải lập dự án mới;
+ Không phải thành lập công ty mới;
+ Kế thừa những thành quả đã có;
+ Thời gian thực hiện nhanh chóng.
Để thực hiện mua lại cổ phần, phần vốn góp tại các tổ chức kinh tế, Nhà đầu tư thực hiện các bước chính như sau:
Bước 1: Đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam
+ Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty 100% vốn Việt Nam.
+ Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
c) Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục.
Bước 2: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bổ sung thông tin nhà đầu tư nước ngoài
- Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục như sau:
- Thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Công ty Luật Vilaco luôn tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn đầu tư FDI. Với đội ngũ luật sư kinh nghiệm và tâm huyết chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, giá dịch vụ hợp lý nhất, trong thời gian nhanh nhất. Vui lòng liên hệ theo hotline để được tư vấn chính xác nhất.
Công ty Luật Vilacolaw.
136 phố trần vỹ, phường mai dịch, quận cầu giấy
hotline 19004570