Chiều rộng tối thiểu của ngõ đi khi tách thửa?

  1. Cho em hỏi điều kiện chiều rộng tối thiểu về ngõ đi chung cho thửa đất bên trong khi tách thửa tại Hà Nội?

TRẢ LỜI:

Cơ sở pháp lý: Bộ luật Dân sự 2015

Thứ nhất, ngõ đi chung được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 254. Quyền về lối đi qua

  1. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.”

Như vậy, ngõ đi chung theo thông tin bạn tìm hiểu cho thửa đất bên trong khi tách thửa từ một thửa đất lớn hơn chính là phần bất động sản liền kề bởi nhiều chủ sở hữu theo quy định tại điều 245 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 245. Quyền đối với bất động sản liền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).”

Như vậy, có thể hiểu nếu bạn mua hoặc nhận chuyển nhượng một phần thửa đất bên trong được bao quanh bởi thửa đất khác của người chuyển nhượng thì bạn sẽ được hưởng lối đi chung một cách thuận tiện nhất theo quy định tại khỏan 1 điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 254. Quyền về lối đi qua

  1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.”

Thứ hai, điều kiện chiều rộng tối thiểu về ngõ đi chung cho thửa đất bên trong khi tách thửa tại Hà Nội?

Thực tế, theo quy định của pháp luật hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể về chiều rộng tối thiểu về ngõ đi chung. Mặt khác, Luật Đất đai 2013 hay Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định cụ thể về chiều rộng tối thiểu của ngõ chung, việc quy định đó là các văn bản của từng địa phương cụ thể và phụ thuộc vào quy hoạch của địa phương đó. Hiện nay, trên thực tế, lối đi tối thiểu ở Hà Nội phải đủ 2m.